Viet noi dung hieu qua

Một bài viết hiệu quả cần đạt được những gì? Để có được câu trả lời, chúng ta cùng nhau làm rõ các nội dung sau:

  • So sánh giữa một bài viết dài và một bài viết ngắn… bài viết nào hiệu quả hơn?
  • Vấn đề này thường xuyên gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên, khi bàn về độ dài của một bài viết, chỉ có một câu trả lời duy nhất.
  • Độ dài của một bài viết phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Độ dài bài viết hiệu quả được yêu cầu như thế nào?

Độ dài phù hợp nhất cho một bài viết được quyết định bởi các yếu tố như: sản phẩm và mục đích của bài viết, thị trường mục tiêu, mức độ quảng bá, và hàng triệu yếu tố khác.

Dưới đây là một vài ví dụ:

  • Giá cả: Một sản phẩm có giá thành cao cần được viết nhiều hơn, bởi bạn cần phải đưa ra được nhiều lý lẽ và chứng cứ hơn nhằm bác bỏ những phản đối về nó.
  • Mức độ quảng bá: Một số chiến dịch quảng cáo như Google Adwords, Twitter hay tiểu sử tác giả – chỉ có thể chứa được các bài viết ngắn. Trong trường hợp đó, để bài viết trở nên hiệu quả hơn, bạn cần biết cách lôi kéo sự chú ý của người đọc chỉ bằng một số ít từ ngữ.
  • Mục đích bài viết: Nếu bài viết của bạn chỉ nhằm lấy địa chỉ email của ai đó thì nó sẽ ngắn hơn rất nhiều so với một bài viết có mục đích bán sản phẩm.

Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng xác định độ dài của một bài viết, bạn chỉ cần nhớ lời khuyên sau đây: Độ dài vừa đủ, không hơn – không kém.

Giả sử, nếu bạn đang muốn bán một chương trình hội viên và bạn soạn ra một bức thư chào hàng dài 10 trang, trong đó bạn nêu ra tất cả các lợi ích khi tham gia chương trình, đưa ra các chứng cớ thuyết phục hay những cam kết, 10 trang trong trường hợp này là một con số hợp lý. Tuy nhiên, cần chắc chắn rằng bạn đã lược bỏ những phần “thừa”. Bức thư của bạn càng trôi chảy, hấp dẫn và thuyết phục bao nhiêu sẽ càng hiệu quả bấy nhiêu – kể cả khi bạn lược đi một số trang.

Ngược lại, 3 trường hợp dưới đây là khi bạn nên sử dụng các bài viết ngắn hơn:

  • Trường hợp 1: Khi sản phẩm của bạn yêu cầu ít hơn về sự đầu tư và cam kết, bạn có thể chỉ cần viết một số đoạn ngắn trong khi vẫn đạt được tỷ lệ chuyển đổi bài viết cao. Dưới đây là một ví dụ minh họa: “Vì việc nhập URL của bạn không quá nặng về tính cam kết nên pop-up này có thể sẽ rất hiệu quả và ngắn gọn. Trên thực tế, việc sử dụng một số lượng lớn từ ngữ rất dễ gây ra sự rắc rối và khó hiểu.”
  • Trường hợp 2: Việc chuẩn bị một bức thư chào hàng dài 10 trang thực sự là một công đoạn phức tạp và tốn nhiều thời gian, thậm chí có thể làm chậm trễ quá trình tung sản phẩm của bạn ra thị trường một vài tuần (hoặc nhiều hơn). Trong trường hợp này, bạn nên rút ngắn nội dung của thư chào hàng, thay vào đó, bạn có thể đưa ra nhiều lý lẽ, bằng chứng cụ thể hơn.
  • Trường hợp 3: Khi bạn không có sự lựa chọn: khi bạn quảng cáo trên Twitter hay Google Adwords, bài viết của bạn bị giới hạn một số lượng từ ngữ nhất định; khi bạn cần tất cả nội dung phải được hiển thị ở vị trí đầu trang; hay khi bạn đang thiết kế một bưu thiếp. Tất cả các trường hợp trên đều có thể áp dụng các bài viết ngắn gọn.

Vậy khi bạn bắt buộc phải sử dụng những bài viết ngắn, làm cách nào bạn có thể đảm bảo được tính hiệu quả cho bài viết?

Dưới đây là 7 bước để xác định độ dài của một bài viết hiệu quả nhất:

  1. Xác định và hiểu được đối tượng người đọc bạn muốn hướng tới

Trước khi bắt tay vào viết bài, hãy luôn nhớ rằng phần lớn các công việc thực sự để tạo ra một bài viết hiệu quả đã được bắt đầu trước đó.

Trước tiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã xác định được những nội dung quan trọng đối với người đọc bằng cách tìm hiểu về họ thật kỹ càng. Mức độ hiệu quả của bài viết tỉ lệ thuận với mức độ hiểu người đọc của bạn. Một số câu hỏi gợi ý dành cho bạn trong quá trình tìm hiểu khách hàng – người đọc:

  • Điều gì khiến độc giả mục tiêu của tôi thực sự hạnh phúc/hài lòng?
  • Điều gì khiến họ nổi giận/không hài lòng?
  • Vấn đề lớn nhất của họ là gì?
  • Điều gì khiến họ mất ngủ?

Những bài viết hiệu quả nhất khi đối tượng độc giả được khoanh vùng cụ thể, chi tiết và giới hạn. Điều này tương tự như việc nói chuyện và thuyết phục một đối tượng cụ thể, dĩ nhiên, dễ dàng hơn thuyết phục nhiều người.

Ví dụ: Bạn muốn hướng tới những độc giả nam trong độ tuổi 18-65, tập khách hàng này quá rộng. Hiển nhiên, các thanh niên tuổi 19 và những người đàn ông trong độ tuổi 30-60 hầu như không có chung một mối quan tâm. Do đó, để thông tin tới một phạm vi độc giả rộng như vậy, bạn cần rất nhiều bài viết.

Thay vào đó, hãy đào sâu một bộ phận khách hàng nhất định và tập trung hướng đến họ. Nhưng bạn vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Hãy suy nghĩ, phân tích những khách hàng tiềm năng – những người sẽ mua sản phẩm của bạn và nói chuyện trực tiếp với họ.

(Xem tiếp phần 2)

(Biên dịch: Hữu An)

 

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *