Bạn đang nói ngôn ngữ nào? Bạn có rành tiếng Anh không?
Tại sao tôi hỏi như vậy? đơn giản vì tôi thấy số người học nói tiếng Việt đang tăng lên đáng kể gần đây. Không tính hơn 92 triệu dân đang sống ở Việt Nam, còn có rất nhiều con em Việt Nam và hàng triệu du khách hoặc người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Dạy tiếng Việt cho ngờời nước ngoài đã trở thành xu thế nhiều năm nay
Người Việt không phải ai cũng có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, nhu cầu học tiếng Việt để giao tiếp gia tăng. Tôi có một học sinh người Nhật, ông học tiếng Việt vì đơn giản là khi đi mua đồ hay đi taxi, người bán hàng hay anh lái xe cũng không thể nghe nói tiếng Anh được. Người ta nói “thật là một thảm họa”. Cuối cùng ông này đành phải học tiếng Việt. Hầu hết người nước ngoài khi tới Việt Nam đều được khuyên nên học tiếng Việt cơ bản.
Một sốố là vậy, một số khác học vì yêu ngôn ngữ này. Có quá nhiều điều có thể khám phá Việt Nam, thưởng thức văn hóa Việt nếu thiếu tiếng Việt thì còn gì là thú vị nữa.
Ba năm trở lại đây, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như một nghề nghiệp mở. Người dạy trực tuyến, người học có thể học online hoặc tham gia các lớp học tại cơ quan, nhà hay trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Việt Nam vừa ký một loạt các hiệp định thương mại WTO, TPP, … Hoạt động thương mại và đầu tư vào Việt Nam, các công ty nước ngoài, lao động nước ngoài ngày càng gia tăng, … Vậy theo bạn, tại sao không dạy tiếng Việt cho người nước ngoài?
Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần đạt được các tiêu trí nào
Theo trang Vietnamese247.com, tiếng Anh, tiếng Việt hay bất cứ ngôn ngữ nào đều có điểm chung: Hầu hết nói bằng miệng, tạo ra âm thanh nhờ các cơ miệng. Việc bạn nghe âm vực, chất giọng ra sao, bạn có xu hướng bắt chước theo nó. Vậy để học tốt, các tiêu chí nào cần thiết cho việc học:
- Giọng minh họa chuẩn Việt.
- Tình huống văn hóa, giao tiếp phong phú.
- Luyện tập theo thứ tự: nghe, nói, đọc, viết để đạt được kết quả cao nhất, tiết kiệm nhất.
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” – câu nói này thể hiện rất rõ một thách thức không hề nhỏ đối với những người học tiếng Việt. Tiếng Việt được xem là ngôn ngữ có thanh điệu phức tạp gây khó khăn cho nhiều người nói. Tuy nhiên, “Không gì là không thể” và tiếng Việt sẽ không còn là một thách thức khi bạn có một phương pháp và kế hoạch học tập đúng đắn. Trong bài viết này, ta hãy cùng nhau lên kế hoạch cho một tuần đầu tiên làm quen với tiếng Việt nhé.
[Ngày đầu tiên] Bạn cần xác định rõ ràng mục đích của mình khi học tiếng Việt. Tại sao bạn học tiếng Việt? Tại sao bạn muốn tìm hiểu về Việt Nam?
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Việt Nam tại đây (Giới thiệu sơ lược về Việt Nam) hoặc đăng ký một số chuyến tham quan online tại đây (tham quan Hà Nội, Nha Trang, đi tàu hỏa từ Nha Trang tới Đà Nẵng, Huế hoặc đi máy bay tới TP Hồ Chí Minh…)
[Ngày thứ hai] Bạn cần lên kế hoạch học tiếng Việt
[Ngày thứ ba] Tìm một gia sư tốt, nên tìm một gia sư người Việt Nam giỏi cả tiếng Việt và tiếng Anh.
[Ngày thứ tư – ngày rất quan trọng] Làm quen và thực hành Bảng Chữ Cái Tiếng Việt + Phát âm tiếng Việt.
[Ngày thứ năm] Hệ thống thanh điệu tiếng Việt.
[Ngày thứ sáu] Luyện nguyên âm ghép và phụ âm ghép.
– Nguyên âm và vần.
– Phụ âm đơn và phụ âm ghép.
[Ngày thứ bảy] Học từ và câu đơn trong các hội thoại đơn giản. Bạn nên học gắn với ngữ cảnh, từ những hội thoại cơ bản, sử dụng hàng ngày cho tới các hội thoại nâng cao.
Và tất nhiên, những ngày sau đó, đừng quên follow Vietnamese247.com để học tiếng Việt theo chủ đề từ vựng, câu và học dựa trên những câu chuyện thực tế nhé!
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!