student

Việt Nam có tới hơn 91 triệu dân, con số học sinh, sinh viên lên tới hơn 17 triệu cùng với hàng triệu giảng viên/giáo viên và hàng ngàn nhà quản lý khác trong lĩnh vực giáo dục và con số ấy vẫn không ngừng tăng.

Việt Nam được xem là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng Internet nhanh nhất thế giới trong khoảng thời gian gần đây, đây được xem là điều kiện quan trọng trong việc ứng dụng các phần mềm trực tuyến. Đồng thời Việt Nam là quốc gia trẻ đang trong thời kỳ dân số Vàng, giáo dục là nhu cầu và cần thiết hơn bao giờ hết.

Ai sinh ra cũng cần được học hành, đầu tư trong lĩnh vực CNTT là các đầu tư hiệu quả nhanh chóng, đi theo thời đại và không bao giờ lỗ. Tuy nhiên, đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào thì cần sự sáng suốt của người quản lý nguồn vốn đó.

Các chỉ tiêu Việt Nam Singapore Malaysia Thái Lan Indonesia Philipin
Tiếp cận internet trong trường học 2010 3.33 10.00 5.33 4.00 3.33 2.00
Chi tiêu công cho giáo dục tính theo % GDP 2009 8.57 4.29 7.86 7.86 4.29 4.29
Chất lượng dạy toán và khoa học 2010 3.33 10.00 5.33 2.67 4.00 1.33
Chất lượng các trường quản lý 2010 2.00 10.00 6.67 5.33 5.33 4.00
Tỷ lệ dân cư trên 15 tuổi tốt nghiệp trung học 2010 2.78 4.44 8.33 2.22 5.00 3.89
Tỷ lệ nữ trên 15 tuổi tốt nghiệp trung học 2010 3.33 4.44 7.78 2.22 1.67 5.00
Tỷ lệ dân cư trên 15 tuổi tốt nghiệp đại học 2010 2.22 6.67 2.78 7.22 1.11 8.89
Tỷ lệ nữ trên 15 tuổi tốt nghiệp đại học 2010 1.67 6.11 3.33 6.67 1.11 8.89
Chi tiêu bình quân 3.4 6.99 5.93 4.77 3.23 4.79

(Nguồn: World Bank, 2012 Interactive Knowledge Assessment Methodology)

Bảng 1: Các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng giáo dục của Việt Nam tương quan so sánh với một số nước trong khu vực.

Dựa vào bảng trên có thể thấy Singapore và Malaysia thuộc loại tốt nhất trong khu vực và cũng thấy sự yếu kém của các nền giáo dục khác. Trong khi đó, Việt Nam đứng đầu về chi tiêu công cho giáo dục tính theo %GDP, do đó có thể đặt câu hỏi về tính hiệu quả của chi phí trong giáo dục ở Việt Nam: Những đầu tư đó đã mang lại hiệu quả tích cực không?

Phần lớn các nước trong khu vực, đặc biệt Việt Nam là một điển hình đã và đang gặp nhiều khó khăn: Đào tạo tràn lan, song chất lượng không được đảm bảo.

Thống kê giáo dục Việt Nam năm học 2012-2013

Cấp học Số trường Học sinh/sinh viên Giáo viên/Giảng viên
Đại học 207 1453067 61674
Cao đẳng 214 724232 26008
Trung học chuyên nghiệp 294 555684 18302
PTTH 2425 2675320 381432
THCS 10573 4869839 315405
Tiểu học 15361 7202767 381432
Từ tiểu học tới đại học 29074 17480909 1184253

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bảng 2: Số liệu trường, học sinh, giáo viên Việt Nam năm học 2012-2013

Bảng số liệu trên cho thấy Việt Nam là một thị trường lớn với gần 30 nghìn trường, hơn 17 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu giáo viên/giảng viên. Như phân tích trên, con số này sẽ tiếp tục gia tăng.

Gần 225 nghìn tỷ đồng được chi cho giáo dục đào tạo năm 2015 (chiếm 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo).  Trong đó, chi ngân sách địa phương là 152 nghìn tỷ cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo địa phương, chi từ ngân sách trung ương 32070 tỷ đồng để thực hiện trọng tâm của ngành giáo dục đào tạo, hỗ trợ địa phương thực hiện các chế độ, chính sách đã ban hành bao gồm các khoản chi: thực hiện chính sách miễn/giảm học phí, hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh viên nghèo, kinh phí hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non, hỗ trợ con em đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng, kỹ thuật,..

Cần một hệ thống giáo dục vừa đáp ứng được tính MỀM DẺO, vừa đáp ứng được tính ĐỒNG BỘ

Trải dài hình chữ S với 63 tỉnh thành, Việt Nam nền văn hóa da dạng và mang tính đặc thù của từng địa phương, vùng miền. Đưa ra một hệ thống mềm dẻo, dễ dàng thêm, bớt, thay đổi thông tin để quản lý là rất quan trọng.

Đối với mỗi trường, dường như chưa có một hệ thống nào có thể quản lý được tất cả các vấn đề trong cùng một trường học: Các thông tin học đường liên quan tới học sinh, giáo viên, các cơ sở vật chất, tài chính hoặc chưa thể hiện được rõ mối quan hệ giữa học sinh/giáo viên với môn học, với các cơ sở vật chất hoặc tài chính. Sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để quản lý thông tin dời dạc, phân tán gây nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ các đối tượng kịp thời, hiệu quả.

Một số tiêu chí cần thiết đối với một hệ thống giáo dục sau:

  • Tập trung vào con người, lấy lợi ích của người dùng làm trung tâm.
  • Tính đồng bộ.
  • Tính mềm dẻo, tùy biến phù hợp với văn hóa, môi trường quản lý và học tập.
  • Tương tác 2 chiều giữa nhà trường và phụ huynh.
  • Đóng góp vào xây dựng môi trường dạy và học tiên tiến, hiệu quả cho xã hội.
  • Tính phổ thông, đại trà, đáp ứng cho mọi đối tượng tham gia tương tác.
  • Tối ưu chi phí dành cho việc ứng dụng CNTT trong quản lý, nhân lực đáp ứng cho triển khai CNTT tốt.
  • Tối ưu chi phí công tác giáo dục, đào tạo.
  • Định hướng nghề nghiệp cho xã hội.
  • Có hệ thống giảng dạy và học tập trực tuyến hiệu quả, sáng tạo.

Với Việt Nam yêu cầu cần có một phần mềm thân thiện, phù hợp với đối tượng người dùng, một phần mềm toàn diện, tích hợp đủ các tính năng phục vụ cho việc dạy-học, quản lý và nghiên cứu phát triển.

Cần có thêm hệ thống đồng bộ các cấp

Hệ thống quản lý cấp trường được sử dụng đồng bộ toàn khu vực chịu sự quản lý của phòng/sở/bộ hỗ trợ việc tổng hợp báo cáo, thống kê dễ dàng nhanh chóng. Nhờ đó, việc nghiên cứu, phát triển và đưa ra những quyết sách kịp thời.

Học trực tuyến- xu thế mới và tiếp cận của Việt Nam

Xu thế học trực tuyến ngày càng phát triển, hỗ trợ người học chủ động hơn trong việc học về thời gian và địa điểm. Học chủ động, hiệu quả, tiết kiệm thời gian là mong muốn của không ít người học. Tuy vậy, học trực tuyến mới thực sự được quan tâm tới ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Người học Việt Nam có ngoại ngữ lựa chọn học từ các trang E-learning quốc tế như KhanAcademy, Udemy, Coursera,… hoặc học trên Youtube hay các Apps. Song, số người Việt hiểu biết tiếng Anh không nhiều.

Một mô hình giáo dục trực tuyến hiện đại cần có:

  • Nội dung phong phú đa dạng.
  • Tập trung vào chất lượng bài giảng.
  • Tương tác thuận tiện giữa người học và người dạy, giữa người học với nhau.
  • Là môi trường lý tưởng giao lưu học hỏi ở tất cả các lĩnh vực.

(Nguồn: Dự án Giáo dục CAMEMIS – camemis.edu.vn)

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *