Marketing

Thị trường Marketing trực tuyến ở Việt Nam vừa là cơ hội lớn nhưng cũng là những thách thức không hề nhỏ đối với người làm Marketing trực tuyến. Làm thế nào để tiếp cận được khách hàng và gia tăng người đồng tình?

  • Tiếp cận khách hàng bằng những lợi ích cụ thể

Trên Internet, người làm marketing sẽ dùng quảng cáo để quấy rối khách hàng tiềm năng một cách nhẹ nhàng và khuyến khích họ tham gia vào chương trinh marketing với một số lợi ích cụ thể. Sau khi có được sự chú ý của họ, người làm marketing tiếp tục cung cấp cho họ một chương trình dài hạn để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm và dịch vụ đã giới thiệu.

Khi khách hàng tiềm năng đã quan tâm và tham gia vào chương trình marketing, người làm marketing gửi thư điện tử nhắc nhở họ quay lại với website, vì thư điện tử là địa chỉ thường xuyên truy cập của hơn 80% người sử dụng mạng.

  • Cung cấp thông tin về sản phẩm hay dịch vụ khi khách hàng tiềm năng đã chú ý

Với các công cụ Internet, người làm marketing dễ dàng đối thoại với khách hàng tiềm năng khi họ tỏ ý quan tâm. Bằng cách khuyến khích khách hàng tiềm năng phản ứng lại những thông điệp mình đưa ra, người làm marketing sẽ biết được khách hàng nào chấp nhận tham gia và chiến dịch hay dịch vụ mình bán ra, biết có cần tăng phần thưởng cho khách hàng quan tâm hay không để củng cố mối quan hệ với họ.

  • Cung cấp thêm lợi ích để duy trì thêm sự đồng tình

Các chiến dịch nhằm đến thị trường rộng lớn thường là tương tự nhau đối với mọi người và thường không tạo ra được sự khác biệt. Vì vậy mà người làm Marketing cần luôn sẵn sang cung cấp thêm phần thưởng trực tiếp để củng cố và nâng cấp sự đồng tình của khách hàng.

  • Nâng dần sự đồng tình để thay đổi thái độ của khách hàng tiềm năng và biến nó thành lợi nhuận.

Khách hàng thì có thể mất nhưng người đồng tình thì phải luôn củng cố. Bằng trao đổi thường xuyên, người làm marketing có thể củng cố và nâng cấp độ Đồng tình của khách hàng lên để họ quyết định mua hàng hóa và dịch vụ của mình.

  • Lấy yếu tố tần suất là công cụ đặc biệt.

Hãy tưởng tượng, Tiger Beer có danh sách địa chỉ email của vài triệu khách hàng. Tiger Beer thông báo tới một triệu người đầu danh sách về chương trình khuyến mãi dành riêng cho họ vào chiều thứ bảy tại các nhà hàng mà họ thường tới với giải thưởng là một chiếc xe Vios trị giá một tỷ đồng. Chắc chắn, chiều thứ bảy sẽ không có đủ cả một triệu người này tới nhưng ít nhất 500 người thì hoàn toàn có thể. Và dĩ nhiên những người này sẽ không đi một mình. Như vậy, Tiger gần như không tốn chi phí quảng cáo tốn kém và họ có thể lặp lại chương trình khuyến mãi này nhiều lần với hàng triệu khách hàng khác. Bên cạnh email, sự phát triển của các trang mạng xã hội, với một fan page trên facebook, Tiger Beer có thể truyền thông điệp của mình tới hàng triệu fan hâm mộ khác. Hơn nữa, Tiger Beer hoàn toàn có thể thành công hơn nữa nếu các bức thư điện tử mang tính cá nhân cao hơn như tặng thêm một món ăn miễn phí phù hợp với khẩu vị của từng người.

Hộp 3.1: Lưu ý khi sử dụng Email Marketing

Thư rác – kẻ ăn cắp vặt

Với một số tiên nhỏ, bạn sẽ mua được một danh sách hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn địa chỉ email. Căn cứ vào danh sách này, bạn gửi đi lời giới thiệu về bất kỳ sản phẩm gì. Nhưng người làm marketing cẩn trọng thì không bao giờ gửi email như thế tới người lạ. Thực tế, những công ty dùng cách này đều thất bại.

Mặc dù người nhận chỉ mất vài giây để mở thư rác ra xem rồi xóa đi nhưng thực tế là họ đã mất đi mấy giây quý giá đó. Thư rác rống như những kẻ ăn cắp vặt. Tên công ty người gửi email nếu được khách hàng ghi nhớ thì đó cũng chỉ là việc nhớ tên kẻ cắp. Một người ăn cắp vặt không làm bạn phá sản nhưng nếu có tới hàng ngàn tên ăn cắp vặt như vậy thì sẽ ra sao?

Những người sử dụng thư rác không hình dung được hậu quả của nó. Thường thì người ăn cắp ngoài đời hiếm khi bị bắt quả tang, nhưng bạn thì ghi rõ tên tuổi, địa chỉ trên thư rác.  Thử hỏi bạn có giữ được danh tiếng, thương hiệu không?[2]

Một số ví dụ áp dụng cho Marketing đồng tình trực tuyến

Ngay khi ra đời, Amazon.com lập tức tạo nên cuộc cách mạng trong ngành xuất bản. Thay vì thu hút người đọc đến các nhà sách để mua các tác phẩm bán chạy. Amazon.com tập trung giới thiệu và bán các sách không thuộc hàng bán chạy nhất nhưng lại phù hợp với nhu cầu thật của người đọc. Điều đó giải thích tại sao danh mục sách bán chạy của website nay không giống danh mục ở các nhà sách khác.

Amazon.com không hề yêu cầu khách hàng tiềm năng bất cứ điều gì trước đơn đặt hàng đầu tiên của họ. Và  khi bạn vừa gửi đơn đặt hàng đầu tiên (qua mạng) Amazon.com lập thu thập thông tin về bạn. Dựa vào thông tin cá nhân và các sách đặt mua, Amazon.com chọn lọc và giới thiệu những sách phù hợp với sở thích của bạn. Amazon.com giới thiệu nhiều sách và ngày càng hợp với sở thích của bạn hơn. Bạn không cần  lang thang hết nhà sách này đến nhà sách khác để tìm cuốn sách mình thích nữa, Amazon.com đã làm công việc đó.

Ban đầu Amazon.com cũng sử dụng quảng cáo quấy rối nhẹ nhàng. Nhưng ngay khi bạn gửi đơn đặt hàng đầu tiên, Amazon.com đã chuyển sang áp dụng chiến lược Marketing Một đối Một. Điểm nổi bật trong chiến lược marketing của Amazon.com là còn có tư tưởng của Marketing đồng tình. Đó là việc giành lấy, duy trì và củng cố sự đồng tình của khách hàng ngay sau lần đặt hàng đầu tiên. Với sự đồng tình đạt được, Amazon.com hoàn toàn có thể mở rộng thêm kênh phân phối những sản phẩm mới tương tự.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *