Mỗi năm Việt Nam có khoảng 400.000 lao động qua đào tạo đại học và trên đại học, nhưng 170.000 hoặc hơn một chút lao động nhóm này không có việc làm; 64% Sinh Viên tốt nghiệp Khá, Giỏi không tìm được việc.
Trên đây là một số thống kê về lao động trí thức. Thế còn đối với lao động phổ thông thì sao? Bản thân họ đã được nâng cao kỹ năng và tăng cường kinh nghiệm?
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh cao và hội nhập sâu rộng, chất lượng nguồn nhân sự được xem là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của kinh tế và đời sống con người trong một xã hội nhất định.
Chất lượng nguồn nhân lực hoàn toàn chịu ảnh hưởng bởi giáo dục. Không có một cường quốc kinh tế nào xem nhẹ giáo dục. Vậy mới nói, giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Tại Việt Nam, ngoài kia có hơn 170 nghìn lao động trí thực còn đang thiếu việc làm, thì ở đây, ngay tại chính các doanh nghiệp, họ thiếu thốn nhân sự chất lượng trầm trọng. Cung và cầu lao động đều đang ở mức cao nhưng sự thật hai nhóm này không tìm thấy sự phù hợp.
Kinh tế – Xã hội
Việt Nam ra nhập TPP là một thách thức lớn đối với nền kinh tế. Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao đối với doanh nghiệp ngày càng lớn để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp bên ngoài khi hội nhập sâu hơn nữa. Với lực lượng lao động trình độ và kỹ năng nói chung đều đang ở mức thấp như vậy, ta chưa thể nào đáp ứng được nhu cầu Doanh nghiệp. Yêu cầu cấp bách dẫn đến việc tuyển dụng lao động từ nước ngoài. Một nhà kinh tế hay bất cứ doanh nghiệp nào cũng thấy được điều đó. Lao động tuyển dụng từ nước ngoài với chi phí rất cao trong khi lao động trong nước thì đang “thất nghiệp”. Đó không còn chỉ là vấn đề của doanh nghiệp, mà là vấn đề của một quốc gia.
Chất lượng lao động và trình độ doanh nghiệp ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực chưa tốt cũng là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới chất lượng sản phẩm dịch vụ còn nhiều thiếu sót.
Ngoài ra, chúng ta đã bỏ qua chất lượng nhân lực thấp là một trong những yếu tố khiến doanh nghiệp giảm sức cạnh tranh khi hội nhập, buộc phải thu hẹp hoạt động, cắt giảm nhân sự.
Vấn đề cấp bách:
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại các cơ sở giáo dục đào tạo, định hướng, hướng nghề, hướng nghiệp ngay từ khi trên ghế nhà trường.
- Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân viên tại doanh nghiệp, làm đúng ngành, đúng nghề, tạo ra giá trị và năng suất cao hơn cho Doanh nghiệp.
Chất lượng giáo dục đào tạo quyết định lớn tới nguồn nhân lực, là cơ sở cốt lõi tạo ra giá trị lớn cho xã hội.
(Theo: Dự án Giáo dục CAMEMIS – camemis.edu.vn)
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!