Có ý kiến cho rằng tiếp thị là thúc đẩy một sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường. Đó là chiến thuật đẩy. Nó đưa ra một thông điệp nhằm đạt được kết quả bán hàng: “Hãy mua sản phẩm của chúng tôi vì nó tốt hơn so với họ” (Hoặc vì nó ngầu, hoặc vì một người nổi tiếng thích nó, hoặc bởi vì bạn có vấn đề và điều này sẽ sửa chữa nó,…). Điều này thật sự đơn giản, nhưng đó là nói một cách ngắn gọn. Đây không phải là xây dựng thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu là biểu hiện của sự thật hoặc giá trị cần thiết của một tổ chức, sản phẩm hoặc dịch vụ. Đó là cách truyền đạt các đặc điểm, giá trị và thuộc tính cái mà làm rõ thương hiệu nhất định nào đó là gì và không là cái gì.
Một thương hiệu sẽ khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm, và nó hỗ trợ trực tiếp bất cứ hoạt động tiếp thị hoặc bán hàng nào được tiến hành, nhưng thương hiệu không ý rằng “mua tôi”. Thay vào đó nó ám chỉ rằng: “Đây là chính tôi. Đây là lý do tại sao tôi tồn tại. Nếu bạn đồng ý, nếu bạn thích tôi, bạn có thể mua cho tôi, hỗ trợ tôi, và giới thiệu tôi đến bạn bè của bạn.”
Xây dựng thương hiệu là chiến lược. Tiếp thị là chiến thuật
Tiếp thị có thể là đóng góp cho quá trình xây dựng thương hiệu, nhưng các thương hiệu lớn hơn bất kỳ kế hoạch tiếp thị cụ thể nào. Thương hiệu là những gì còn lại sau những nỗ lực tiếp thị được thực hiện. Đó là điều lưu lại trong tâm trí bạn liên quan đến một sẩn phẩm, dịch vụ, hay các tổ chức- vào thời điểm cụ thể đó, bạn có thể mua hoặc không mua nó.
Thương hiệu cuối cùng thì là những gì sẽ xác định xem bạn sẽ trở thành khách hàng trung thành hay không. Việc tiếp thị có thể thuyết phục bạn mua một chiếc xe Toyota, và có lẽ đó là xe ngoại quốc đầu tiên mà bạn sở hữu, nhưng chính thương hiệu đó sẽ xác định xem bạn sẽ chỉ mua xe Toyota cho phần còn lại của cuộc sống của bạn.
Các thương hiệu được hình thành từ nhiều thứ. Quan trọng nhất trong số những điều này là kinh nghiệm sống của các thương hiệu. Liệu chiếc xe có thật sự mang lời hứa về độ tin cậy của thương hiệu? Liệu các nhà sản xuất có tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn chất lượng như những gì họ đang có? Có phải anh chàng bán hàng hoặc trung tâm dịch vụ cơ khí biết những gì họ đã nói về?
Tiếp thị tìm kiếm và kích hoạt người mua. Xây dựng thương hiệu tạo ra khách hàng trung thành, những người ủng hộ, thậm chí những nhà truyền giáo, trong số những người mua.
Điều này đúng cho cách cho tất cả các loại doanh nghiệp và tổ chức. Tất cả các tổ chức phải bán (bao gồm cả chức phi lợi nhuận). Cách mà họ bán có thể khác nhau, và tất cả mọi người trong một tổ chức thì với mỗi hành động của họ, hoặc xây dựng hoặc triệt tiêu thương hiệu. Mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi chính sách, mọi quảng cáo, mỗi ưu đãi tiếp thị có tác động hoặc gợi cảm hứng hoặc ngăn chặn sự trung thành thương hiệu với bất cứ ai tiếp xúc với nó. Tất cả điều này ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
Xây dựng thương hiệu liệu có tốn kém? Kỳ thực thì có, nhưng sự hồi đáp là lòng trung thành. Thành quả là người bán hàng với công việc dễ dàng hơn và hiệu quả hơn, các nhân viên ở lại lâu hơn và làm việc chăm chỉ hơn, khách hàng trở thành đại sứ và những người ủng hộ cho tổ chức. Nên có thể hiểu thêm, xây dựng thương hiệu là một trung tâm chi phí.
Các hoạt động tiếp thị được nghiên cứu và thực thi sơ sài thì có thể chắc chắn là một trung tâm chi phí, nhưng những hoạt động tiếp thị được nghiên cứu và thực hiện tốt là một khoản đầu tư trả cho chính nó trong bán hàng và củng cố thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu là công việc quan trọng để đi tới thành công của một doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận như thể có sự gắn kết về tài chính, có một tầm nhìn rõ ràng cho tương lai, hoặc có những nhân viên chất lượng.
Đó là cơ sở cần thiết để vận hành thành công. Và đúng vậy, đó là một trung tâm chi phí, giống như những nhân viên giỏi, chuyên gia tài chính, kinh doanh hay người sáng tạo của tổ chức. Họ là trung tâm chi phí, nhưng những gì thực sự tốn kém không phải để có họ, hoặc có những người không đạt tiêu chuẩn.
(Nguồn: Tổng hợp)
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!