D = Desire = Khơi gợi sự khao khát, mong muốn
Đôi khi, việc tìm ra sự khác biệt giữa sự thích thú, quan tâm và sự khao khát, mong muốn lại là một trở ngại của những nhà tiếp thị và những người biên soạn nội dung. Hãy suy nghĩ về ý tưởng thay đổi công việc, nếu bạn là một người làm công. Có thể bạn nghe được thông tin về một công việc khác và bắt đầu thắc mắc về nó. Bạn đọc một số bài báo mạng, nghiên cứu về một chức vụ còn trống, và thậm chí hỏi ý kiến một số người làm việc trong lĩnh vực đó. Khi bạn thu thập được nhiều thông tin, bạn bắt đầu nhận ra rằng công việc đó thật hoàn hảo. Mức lương hậu hĩnh, thời gian làm việc phù hợn, tính chất công việc thú vị.Về một số mặt, có một sự thay đổi trong suy nghĩ của bạn và bạn bắt đầu tưởng tượng khi mình ở vị trí đó. Bạn chuyển từ việc suy nghĩ rằng một công việc viết lách hay kỹ sư nghe có vẻ thú vị sang việc bạn thực sự muốn trở thành nhà văn hay kỹ sư. Đó là thời điểm của sự thay đổi, từ sự tò mò của trí óc tới việc đưa ra quyết định “Tôi muốn điều đó cho bản thân mình”. Đó là sâu thẳm của sự khao khát, mong muốn.
Hãy nhìn vấn đề này ở một khía cạnh mang tính chất kinh doanh hơn. Giả định rằng bạn là một nhà tiếp thị thương mại điện tử mô hình B2B (B2B là viết tắt của thuật ngữ Business to Business – mô hình kinh doanh điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau) và sản phẩm của bạn là một giải pháp truyền thông. Bạn nhắm đến tập khách hàng là những nhà quản lý truyền thông của các công ty lớn. Từ nghiên cứu của mình, bạn biết rằng việc xác định tác động của các chương trình truyền thông B2B và ảnh hưởng của nó tới việc bán hàng là một mối bận tâm lớn của tập khách hàng này. Có rất nhiều công cụ trên thị trường nhưng không có công cụ nào là hoàn hảo. Với sản phẩm mới của mình, bạn có đủ khả năng truyền tải thông tin đó chỉ với một vài click đơn giản.
Nếu chúng ta bắt đầu ngay từ đầu, bạn phải thu hút được sự quan tâm của họ bằng việc tạo ra một tiêu đề đánh thẳng vào mối bận tâm của khách hàng. Một cái gì đó chạy theo dòng “Cuối cùng, một giải pháp giúp cho các nhà quản lý truyền thông xác định được giá trị của từng tương tác” là một khởi đầu tốt. Trong bài viết của mình (để chọn lựa một kiểu nội dung), bạn hãy đặt ra một kịch bản như sau:
“Một giám đốc truyền thông được triệu tập vào một cuộc họp phòng ban để trình bày về sự tiến triển của một chiến dịch. Cô ấy sử dụng một loạt các chỉ số chuẩn: sự gia tăng lượng người theo dõi và lượng tương tác, sự đề cập tới thương hiệu, cảm tính thương hiệu và xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng.
Một giám đốc điều hành chán ngán hỏi, “Vậy chiến dịch Twitter này đã kích thích việc bán hàng nhiều như thế nào?”. Kéo lên một biểu đồ trước đó, nữ giám đốc ấy đọc liền một mạch các sự kiện. “Chúng ta biết rằng đã có 40.000 người chia sẻ nội dung liên quan tới sản phẩm. Chúng ta đã đạt gần 100.000 người theo dõi. Phòng kinh doanh báo cáo rằng họ đã có được 5.000 khách hàng tiềm năng, và nếu chúng ta ngoại suy ra họ đã mua bao nhiêu…”
Vị giám đốc điều hành ngắt lời. “Không. Tôi muốn biết chính xác nó có giá trị như thế nào, không phải là ngoại suy.”
Đó là một kịch bản ác mộng của rất nhiều nhà quản lý truyền thông. Tuy nhiên, với sản phẩm mới này của mình, khách hàng của bạn sẽ hoàn toàn có thể theo dõi và xác định giá trị của từng tương tác. Nếu bạn có thể chứng minh điều đó, bạn sẽ nắm giữ được sự quan tâm của họ. Những tính năng và lợi ích cụ thế, những nghiên cứu thực tiễn, những chứng thực của khách hàng và những trường hợp sử dụng, tất cả đều là những cách hiệu quả để dẫn chứng cho sự giới thiệu của bạn.
Cuối cùng, bằng cách khai thác vào trạng thái cảm xúc mà vị giám đốc truyền thông kia đã rơi vào – có thể là nỗi sợ bị bắt bẻ trong một tình huống như vậy hoặc một mong muốn làm chủ kết quả của cuộc hội thoại – bạn sẽ bắt đầu tạo ra một khát khao hay một mong muốn để tiếp cận sản phẩm của bạn.
Có thể bạn quan tâm:
- Công thức AIDA – Công cụ phát triển chiến lược nội dung Marketing không thể bỏ qua – Phần 1
- Công thức AIDA – Công cụ phát triển chiến lược nội dung Marketing không thể bỏ qua – Phần 2
- Công thức AIDA – Công cụ phát triển chiến lược nội dung Marketing không thể bỏ qua – Phần 3
- Công thức AIDA – Công cụ phát triển chiến lược nội dung Marketing không thể bỏ qua – Phần 5
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!